Tuesday, December 1, 2015

Theo CNBC, Trung Quốc có thể chứng kiến tới 3 ngàn tỷ USD đổ vào các tài sản Nhân dân tệ trong trung và dài hạn vì việc Nhân dân tệ gia nhập giỏ tiền tệ dự trữ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nước này mở cửa hơn nữa các thị trường tài chính.

Cà phê voi giá 2 triệu đồng/kg ở Đắk Lắk
5 cách lấy lòng khách hàng nhờ phương thức phân phối
11 dấu hiệu chứng tỏ bạn là người thành công trong cuộc sống
Những chiếc ôtô đi 10 năm “không chịu hỏng”
Ngắm siêu tư dinh của các tỷ phú hàng đầu thế giới
10 bài học diễn thuyết từ Donald Trump
Ở tuổi 25 những người thành công đang làm gì?
 
Theo thông báo quan trọng trong ngày thứ Hai của IMF, tỷ trọng Nhân dân tệ trong giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) sẽ là 10.9%, cao hơn so mức 8% của cả đồng JPY và đồng bảng Anh, nhưng thấp hơn nhiều so mức 30.9% của đồng EUR và 42.9% của đồng USD.
“Điều này sẽ góp phần thúc đẩy nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và tài khoản vốn của Trung Quốc – động thái mà theo nghiên cứu của chúng tôi có thể dẫn đến lượng thu hút vốn tới 3 ngàn tỷ USD trong vài năm tới”, nhận định của ông Hayden Briscoe, Giám đốc điều hành Bộ phận Quản lý Tài sản cố định châu Á - Thái Bình Dương tại AllianceBernstein (AB) trong ngày thứ Ba.
Cũng trong báo cáo công bố ngày thứ Ba, Morgan Stanley ước tính lượng vốn thu hút được trong 10 năm tới sẽ vượt 2 ngàn tỷ USD, chủ yếu là dòng tiền đến từ các nhà quản lý dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, các nhà chiến lược cũng nhanh chóng chỉ ra rằng lượng vốn này không chỉ bắt nguồn từ thông tin trong ngày thứ Hai.
Thay vào đó, AB cho biết quyết định của IMF đã củng cố chương trình cải cách tài chính của Bắc Kinh, và đây sẽ là nhân tố chính thu hút các nhà quản lý danh mục toàn cầu.
Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch cũng ước tính nhu cầu Nhân dân tệ mà các thành viên IMF cần để tái cơ cấu các SDR sẽ ở vào khoảng 35 tỷ USD, không phải là một con số quá lớn đối với một nền kinh tế có quy mô như Trung Quốc.
Morgan Stanley cho biết thêm, khả năng cổ phiếu hạng A của Trung Quốc được đưa vào Chỉ số Thị trường mới nổi của MSCI và sự hấp dẫn của các tài sản bằng Nhân dân tệ sẽ là động lực lớn hơn thúc đẩy dòng vốn đầu tư chảy vào Trung Quốc trong trung và dài hạn.
Mặc dù công nhận uy lực kinh tế và mức độ tự do hóa tài chính mà Trung Quốc đạt được cho tới nay nhưng thông báo của IMF không thể ảnh hưởng đến quyết định của MSCI. Đầu năm nay, nhà cung cấp chỉ số cho rằng Bắc Kinh phải đạt được tiến triển lớn hơn nữa trong quá trình tự do hóa tài khoản vốn trước khi cổ phiếu hạng A được đưa vào chỉ số toàn cầu của tổ chức này.
“Các cuộc cải cách mà Trung Quốc đã thực hiện để đạt được vị thế SDR có thể hỗ trợ thanh khoản và khả năng tiếp cận thị trường – các nhân tố mà nhà cung cấp chỉ số căn cứ để xem xét tư cách thành viên”, Morgan Stanley giải thích.
Được biết, MSCI đã thêm các cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của Trung Quốc, chẳng hạn như Alibaba và Baidu, vào Chỉ số Thị trường mới nổi.
Sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư vào Nhân dân tệ
Vì động thái của IMF chỉ mang tính biểu tượng khi nâng cao uy tín của đồng Nhân dân tệ với vị thế là một đồng tiền dự trữ quốc tế nên sẽ không tác động ngay đến thị trường cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc như dự tính.
Thực vậy, chỉ số Shanghai Composite trên thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tục trồi sụt vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba trong khi đồng Nhân dân tệ đi ngang tại 6.3982 so với đồng USD.
“Điều thực sự quan trọng là liệu các ngân hàng trung ương và các quỹ đầu tư quốc gia có bắt đầu xem Nhân dân tệ như một nguồn lưu giữ thanh khoản và lưu giữ giá trị khả thi so với đồng USD. Dù vậy, khó có thể xảy ra sự dịch chuyển này vì hiện vẫn còn nhiều hoài nghi về triển vọng tái cân bằng của Trung Quốc và nước này vẫn tiếp tục áp dụng rộng rãi các biện pháp kiểm soát vốn”, lý giải của ông Andrew Colquhoun, người đứng đầu bộ phận xếp hạng tín nhiệm quốc gia châu Á – Thái Bình Dương của Fitch Ratings trong báo cáo công bố ngày thứ Ba
Kết quả các cuộc khảo sát công bố sáng ngày thứ Ba cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tiếp tục suy giảm trong tháng 10/2015, qua đó tiếp tục làm dấy lên lo ngại về đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Các ngân hàng trung ương toàn cầu không tuân thủ nghiêm ngặt tỷ trọng của SDR nên họ không cần phải tăng cường nắm giữ các tài sản bằng Nhân dân tệ ngay lập tức, nhận định của bà Becky Liu - Chuyên viên chiến lược cấp cao tại Standard Chartered Bank.
Thay vào đó, bà Liu cho biết xu hướng này sẽ diễn ra từ từ khi các ngân hàng trung ương tìm cách đa dạng hóa danh mục sang các đồng tiền ngoài đơn vị tiền tệ của G10. Theo ước tính của bà, việc phân bổ lại dự trữ ngoại hối toàn cầu sang đồng Nhân dân tệ sẽ đạt bình quân 1%/năm trong vòng 5 năm tới.
Ngoài các ngân hàng trung ương, các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB) cũng có thể ảnh hưởng đến dòng vốn vào Nhân dân tệ vì danh mục của họ căn cứ theo giỏ SDR, bà Liu giải thích. Bà nói: “Danh mục của họ có quy mô trên nửa ngàn tỷ USD vì thế với tỷ trọng Nhân dân tệ trong SDR là 11%, khoản đóng góp của họ cho việc phân bổ lại các tài sản Nhân dân tệ là hơn 60 tỷ USD”./.

 Theo Phước Phạm

Vietstock

0 nhận xét:

Post a Comment